Hội thảo "Vũ trụ học và các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời"

Tin tức
Chiều ngày 19/6 vừa qua, Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục Sáng tạo (RICE) hân hạnh tham gia Hội thảo khoa học "Vũ trụ học và các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời" theo lời mời từ Hội Vật lý Việt Nam. Hội thảo được tổ chức bởi Hội Vật lý Việt Nam cùng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Trung tâm Thông tin – Tư liệu và Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhân dịp Giải thưởng Nobel về Vật lý năm 2019 được trao cho các nhà Thiên văn – Vũ trụ học vì những thành tự xây dựng nền tảng lý thuyết của vũ trụ học và sự phát hiện ra ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao giống Mặt Trời. Kiến thức Khoa học và Công nghệ được trình bày dước dạng các bài nói chuyện đại chúng, bởi các chuyên gia trong lĩnh vực thiên văn – vũ trụ học.


Tại hội thảo, PGS.TS Đinh văn Trung, Viện trưởng Viện Vật lý chia sẻ về “Tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời”, qua đó giới thiệu lịch sử, các nguyên lý và phương pháp được sử dụng hiện nay và các xu hướng nghiên cứu trong tương lai.
“Kỷ nguyên vàng của Vũ trụ học” là chủ đề bài nói chuyện của TS. Đỗ Quốc Tuấn (Khoa Vật lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, chủ nhân Giải thưởng Tạ Quang Bửu), trong đó tổng kết ngắn gọn những kết quả nghiên cứu quan trong con người đã và đang đạt được trong kỷ nguyên vàng của Vũ trụ học.
PGS. TS Phạm Ngọc Điệp, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã tổng kết những thành tựu của thiên văn học và vật lý thiên văn, một trong những ngành khoa học ra đời sớm nhất, nêu lên những dấu hiện cho thấy Vật lý Thiên văn đang trong một giai đoạn phát triển sôi động. PGS. TS cũng trình bày bài nói chuyện về “Vật lý Thiên văn trong kỷ nguyên mới” nhằm giải thích những câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp của vật lý thiên văn, qua đó mang lại cho người nghe một góc nhìn toàn cảnh về lĩnh vực này trong bối cảnh thế kỷ mới.
 

Tags